Lựa chọn linh kiện phù hợp cho hệ thống BOOTROM

Điểm khác biệt giữa 1 hệ thống bình thường và hệ thống chạy BOOTROM là gì?
(1.) Hệ thống mạng bao gồm (Switch, cáp mạng Lan, đầu cáp mạng,…)
(2.) Cấu hình máy tính SERVER (máy chủ) (RAM, HDD, SSD,..)
(3.) Card mạng Lan máy con (Tốc độ 1GB, hỗ trợ Bootrom,


Điểm khác biệt giữa 1 hệ thống bình thường và hệ thống chạy BOOTROM là gì?

 

Hệ thống mạng

Cấu hình máy tính SERVER (máy chủ)

Card mạng Lan máy con

Hệ thống Bootrom (không sử dụng ổ cứng)

Yêu cầu tốc độ 1GB

Cấu hình cao tùy thuộc số lượng máy con.

Tốc độ 1GB, hỗ trợ Bootrom (PXE Support)

Hệ thống bình thường (sử dụng ổ cứng)

Yêu cầu tốc độ 100MB

Cấu hình bình thường, chủ yếu để tính tiền và chia sẽ file video, music

Tốc độ 100MB

1. Hệ thống mạng bao gồm (Switch, cáp mạng Lan, đầu cáp mạng,…)

2. Cấu hình máy tính SERVER (máy chủ) (RAM, HDD, SSD,..)

3. Card mạng Lan máy con (Tốc độ 1GB, hỗ trợ Bootrom, đa phần card lan onboard hiện nay đều tốc độ 1GB và hỗ trợ Bootrom)

Chúng ta sẽ cùng phân tích 3 thành phần này để lựa ra những linh kiện phù hợp nhất.

I. Hệ thống mạng

Hệ thống mạng bao gồm Switch (Hub), cáp mạng Lan, đầu cáp mạng.
Do yêu cầu của hệ thống Bootrom cần băng thông mạng cao (1GB) nên để có được 1 Hệ thống mạng nhanh và ổn định cần chú ý cả 3 thành phần này.

+ Switch (bộ chia mạng) Đây là linh kiện quan trọng nhất của hệ thống mạng, yêu cầu Switch chuẩn 1GB cho tất cả các port.
Tùy theo số lượng máy con mà lựa chọn số port phù hợp. Đa phần hiện nay các phòng NET sử dụng Switch 24port. Trên thi trường hiện nay, theo tiêu chí chất lượng và giá thành thì Switch 24 port 1GB của TP-Link đang là sử lựa chọn của đa số các phòng NET sử dụng BOOTROM

 

Giá thị trường hiện nay khoảng dưới 2 triệu đồng, được bảo hành 02 năm.

Cao cấp hơn các bạn có thể sử dụng Switch của Buffalo hoặc Linksys cho chất lượng rất cao nhưng giá thành cũng cao hơn.

+ Cáp mạng Lan và đầu cáp mạng

Cáp mạng Lan

1 thành phần cũng rất quan trong với hệ thống Bootrom, dù Switch của bạn có tốc độ 1GB những nếu dây mạng Lan không đạt chuẩn thì tốc độ vẫn không thể đạt chuẩn 1GB được.

Trên thị trường hiện nay dây cáp mạng loại tốt phổ biến là 3 thương hiệu AMP, Golden Link và Dintek.

Golden Link hiện nay có 4 loại và 2 loại cho Dintek.

Golden Link có 4 loại tương ứng với 4 màu: Cam - Xanh Dương - Vàng - Xanh lá

- Cam: Cáp đạt chuẩn 5E cho tốc độ tối đa 1GB

- Xanh Dương: Cáp đạt chuẩn 5E cho tốc độ tối đa 1GB (chống nhiễu)

- Vàng: Cáp đạt chuẩn 6E (250Mhz) cho tốc độ tối đa >1GB

- Xanh lá: Cáp đạt chuẩn 6E (250Mhz) cho tốc độ tối đa >1GB (chống nhiễu)

DINTEK: Có 2 loại cáp 5E và 6 (Cả 2 đều đạt chuẩn 1GB và chống nhiễu)

AMP: Bị nhái, làm giả khá nhiều, có màu trắng, nhận biết cáp xịn hay cáp nhái chỉ cần nhìn sợi đồng. Cáp 5E đạt chuẩn 1GB

 

Thực tế cho thấy phòng NET-GAME chạy Bootrom chỉ cần loại cáp Golden Link loại Xanh Dương trở lên là tốc độ đạt tối đa 1GB và ổn định cho thời gian dài.Tuy nhiên 1 số phòng NET muốn đầu tư tốt cho hệ thống dây mạng (chạy trên 5 năm) nên cũng đầu tư loại dây cáp DINTEK hoặc AMP với giá thành cao hơn khá nhiều.
Đầu cáp mạng

Thành phần này cũng rất quan trọng do cũng ảnh hưởng tới tốc độ của hệ thống mạng, và do tính chất sử dụng của Phòng NET. Dây mạng hay rút ra rút vào nhiều lần, cho nên đầu mạng cũng khá dễ hư.

Thị trường hiện nay phổ biến 3 loại đầu mạng

Loại 1: Đầu thường, chất lượng bình thường dễ hư theo thời gian, giá khá rẻ dưới 100.000đ/1 hộp 100 đầu.

Loại 2: Đầu thường, có bọc sắt chống bể , chất lượng bình thường dễ hư theo thời gian, giá khá rẻ khoảng trên 100.000đ/1 hộp 100 đầu.

Loại 3: Đầu xịn của AMP, có 2 loại CA5 và 6 (Giá khoảng 340.000đ/CAT5 – 450.000đ/CAT6)

 Kết: 

Qua những phân tích trên chắc rằng các bạn cũng đã lựa chọn cho mình được những thành phần linh kiện mạng phù hợp nhất cho mình.Yếu tố hiệu quả và giá thành luôn phải đặt lên hàng đầu vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của các bạn sau này.

Vậy thì, còn giải pháp nào hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn nữa không?!!!
Câu trả lời là có!!!

II. Linh kiện máy SERVER (máy chủ) của hệ thống Bootrom 

Chắc hẳn các bạn đã từng thắc mắc 1 hệ thống máy chủ khác gì so với 1 máy tinh bình thường cấu hình cao?

Máy tính cấu hình cao thì có phải được gọi là SERVER (máy chủ)?

Thực sự khái niệm máy SERVER hoàn toàn khác, máy SERVER thực chất là tên gọi để chỉ tính chất hoạt động của nó.

Máy SERVER chức năng chủ yếu là để phụ vụ cho máy máy con (người dùng).

1 chức năng phổ biết nhất của SERVER mà các bạn thường gặp là chức năng chia sẻ file, máy SERVER có tác dụng là nơi để nhiều máy con có thể kết nối vào và chia sẽ file cho nhau.

Chính vì tính chất này mà trong trường hợp này máy SERVER không cần có cấu hình cao chỉ cần ổ cứng dung lượng phù hợp với nhu cầu và tính ổn định cao (do tính chất SERVER là hoạt động không ngừng nghỉ)

Vì vậy, 1 máy SERVER dùng cho hệ thống BOOTROM cần những yêu tố nào?

- Độ ổn định (yếu tố này phải đặt lên hàng đầu, vì nếu SERVER có sự cố thì cả hệ thống sẽ ngưng hoạt động)

- Cấu hình đáp ứng đủ cho các máy con. (với BOOTROM quan trọng nhất là RAM và HDD (ổ cứng))

Vậy, lựa chọn những linh kiện nào để đáp ứng đủ 2 tiêu chí trên.

1. Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ những linh kiện nào ảnh hưởng tới độ ổn định máy tính.

- Bộ nguồn (PSU) – Là trái tim của hệ thống, cung cấp nguồn điện cho tất cả các linh kiện.

- Bo mạch chính (Mainboard) – Điều khiển tất cả những linh kiện gắn trên nó.

- Vỏ máy tính (Case) – Ảnh hưởng tới hệ thống tản nhiệt, mà nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định và tuổi thọ máy tính.

+ Bộ nguồn (PSU)

Bộ nguồn dành cho SERVER BOOTROM phải đáp ứng đủ những nhu cầu sau.

- Công suất thực : 500W trở lên (Giúp hệ thống không bị quá tải)

- Active PFC (Bảo vệ mạch quá tải)

- Hiệu suất trên 85% (Tiết kiệm điện khi hoạt động thời gian dài)

- Chất lượng linh kiện bên trong tốt, đạt các tiêu chuẩn về độ bền và ổn định.

Để đáp ứng những tiêu chí trên các bạn lên lựa chọn nguồn từ những thương hiệu uy tín như: Seasonic, Corsair, FSP.

Theo thực tế sử dụng mình đánh giá cao nhất là nguồn của Seasonic do sự ổn định tuyệt đối của nó, có thể chạy vượt công suất trong thời gian dài (Peak power) nhưng trở ngại và giá thành cũng là 1 vấn đề.

+ Bo mạch chính (Mainboard) 

Là khung sườn của cả hệ thống, mainboard đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định hệ thống.

Do vậy chúng ta nên chọn dòng main SERVER, được thiết kế để hoạt động liên tục 24/7.

Tích hợp những tính năng cần cho BOOTROM ( Dual LAN 1GB, RAID)

Vì vậy trên thị trường hiện nay Mainboard Intel S1200BTSR uATX Server Motherboard LGA 1155 Intel C202

Có thể coi là sự lựa chọn tốt nhất.

- Vỏ máy tính (Case)

Đóng vai trò điều khiển hệ thống tản nhiệt của hệ thống.

Case Vincom X5-R là sự lựa chọn không thể tốt hơn dựa trên giá thành và hiệu quả mang lại.

 

 

 

2. Cấu hình đáp ứng đủ cho các máy con 

Cấu hình máy SERVER BOOTROM quan trọng nhất là RAM và HDD (ổ cứng)

CPU chỉ cần khoảng Intel Pentium G2120 là có thể kéo 1 dàn máy con khoảng 40 máy.

Các bạn có thể nâng lên Core i3 hay i5 nếu muốn dùng cho 1 hệ thống hơn 50 máy con.

(Nên dùng Core i5 bốn nhân thực)

Trong SERVER BOOTROM có 1 thành phần rất quan trọng ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu năng máy con, đó là ổ cứng chứa file cache (file lưu tạm) của máy con.

Tốc độ của ổ cứng này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng sử dụng của máy con. (boot win nhanh hay chậm, load game, ..)

Hiện nay cách tốt nhất là sử dụng SSD, do tốc độ của SSD ngày nay đã vượt xa ổ cứng thông thường.

Cho hiệu năng sử dụng khác biệt rõ rệt, vì vậy 1 SERVER BOOTROM hiệu năng cao cần có ít nhất 1 ổ cứng SSD để chạy Cache.

Từ đó suy ra 1 hệ thống Bootrom cần ít nhất 3 ổ cứng

- 1 ổ cứng SSD để chạy hệ điều hành và chứa Cache

- 2 ổ cứng SATA3 7200rpm chạy chế độ RAID 0 đề chứa file ảnh hệ điều hành máy con và source game.

2 ổ cứng thường này nên dùng ổ cứng Weste Digital Caviar Black 500GB 7200 vòng Sata 3

để có tốc độ và độ ổn định cao nhất.

Từ đó ta có bảng tạm tính cấu hình như sau.

Số lương máy con

RAM

SSD

< 25 máy

8GB

60GB ~ 120GB

25 máy ~ 40 máy

12GB ~ 16GB

120GB ~ 240GB

40 máy ~ 50 máy

16GB ~ 24GB

240GB

> 50 máy

Chạy 2 SERVER ( Ví dụ 100 máy thì chạy 2 SERVER 50 máy)

 Kết:

Công thức tính cấu hình bên trên dựa trên tiêu chí hiệu quả và giá thành.

Tuy nhiến nếu các bạn có nhiều chi phí đầu tư, có thể nâng cấp cấu hình mạnh hơn.

Ví dụ: Sử dụng toàn bộ ổ SSD, sự dụng SSD cho cả ổ chứa file ảnh và Game,

RAM nâng dư từ 4-8GB so với nhu cầu.

Lời khuyên của mình nếu bạn có dư dả thì nên đầu tư trước nhất vào bộ nguồn, sau đó là RAM (RAM càng nhiều càng có lợi), sau đó mới đến SSD cho ổ game.

 III. Linh kiện máy con. (Card mạng Lan)

Với hệ thống Bootrom thì cấu hình máy con cũng như bình thường, Chỉ khác là máy con sẽ không có ổ đĩa cứng và cần lưu ý chút về Card mạng lan Onboard của máy.

Card mạng lan của máy con bắt buộc phải có tốc độ 1GB và hỗ trợ Bootrom (PXE Support).

Hiện nay đa phần các mainboard sử dụng card lan onboard chip REALTEK đều đã có hỗ trợ Bootrom

Mainboard phổ biến nhất hiện nay được các phòng NET Bootrom sử dụng là

GIGABYTE GA-H61M-DS2Rẻ hơn bạn có thể lựa chọn mainboard của Asrock H71M-DGS có hỗ trợ tương tự và giá thành rẻ hơn khá nhiều ( khoảng gần 300.000đ so với mainboard của Gigabyte)

KẾT LUẬN:

Đến đây chúng ta đã kết thúc loạt bài về lựa chọn những linh kiện phù hợp nhất cho hệ thống Bootrom,chắc hẳn trong các bạn đang có lo lắng là hệ thống Bootrom có nhiều thứ phải để ý hơn 1 hệ thống bình thường.

Vậy thì thực tế sử dụng có khó khăn lắm không?

Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào các bạn, công nghệ ra đời để phục vụ chúng ta. Việc của chúng ta là nắm bắt nó, làm cho nó trở thành công cụ đắc lực cho mình.

Dĩ nhiên cái gì mới cũng sẽ gây tâm lý lo ngại nhưng chỉ cần chịu tìm hiểu 1 chút, các bạn sẽ dễ dàng làm chủ hệ thống của mình. Khi làm chủ được nó rồi bạn mới thấy lợi ích thực sự của nó mang lại như thế nào.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

  CHAT ZALO
  CHAT MESSAGES